chụp ảnh cưới đẹp tại Hải Phòng

Studio chụp ảnh cưới đẹp

Có nhiều Studio chụp ảnh cưới - Studio nào chụp ảnh cưới đẹp?

Địa điểm chụp ảnh cưới

Có những địa điểm nào chụp ảnh cưới đẹp? Địa điểm chụp ảnh cưới tại Hải Phòng bạn có biết?

Cần làm gì để có bộ album ảnh cưới đẹp?

Bộ album ảnh cưới có ý nghĩa rất quan trọng với các cặp đôi. Làm sao để có bộ album cưới đẹp?

ALbum cưới

Bạn sẽ nhận ra điều gì khi ngắm nhìn những album cưới?

Chụp ảnh cưới trọn gói

Tại sao cần chụp ảnh cưới trọn gói? Tiện ích khi sử dụng dịch vụ chụp ảnh cưới trọn gói.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Chụp ảnh cưới động

Cùng với sự phát triển của công nghệ, chụp ảnh cưới đã không còn đơn giản là những bức ảnh tĩnh mà thay vào đó là những bức ảnh cưới động đặc sắc.
Cùng nhau ngắm nhìn bức ảnh cưới động được chụp tại Áo cưới Titanic nhé


Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn studio, khi chụp ảnh cưới, chọn váy cưới tại đây: http://aocuoititanic.com/category/wedding-day/






Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

chụp ảnh cưới độc đáo sáng tạo

Chụp ảnh cưới phong cách truyền thống

Nhắc đến phong cách truyền thống chắc mọi người nghĩ ngay đến chiếc áo dài; sự nhẹ nhàng; dịu dàng; e thẹn.
Tôi còn nhớ trong tiết học văn về một bài thơ chàng trai tỏ tình với cô gái; cô giáo dạy văn đã từng nói với tôi. Ngày xưa người ta tỏ tình như vậy đấy; không như bây giờ. Bây giờ tỏ tình chính là:
” Lại đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?”

Tiện đây, khi nhắc đến sự dịu dàng; nhân tiện tôi xin chia sẻ với các bạn điều tôi biết được sau khi đọc hàng tá truyện trung quốc.
Là: Các bà mẹ Trung Quốc luôn được mệnh danh là “thái hậu”. Tại sao ư? Chính là chỉ cần mẹ hô một tiếng hai bố con không ai không dám nghe theo. Tại sao? Tại sao vậy? Chính là thời gian khiến mẹ phải mạnh mẽ như vậy đấy. Và nếu trong câu chuyện nào đó; đứa con vô tình lục được quyển album cưới của cha mẹ. Nó sẽ lén lút hỏi bố: Bố! Người trong ảnh có phải là mẹ con không?

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

CHỤP ẢNH CƯỚI PHIM TRƯỜNG TẠI HẢI PHÒNG

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

CHỤP ẢNH CƯỚI NGOẠI CẢNH TẠI HẢI PHÒNG

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Chung minh ket hon di

chúng mình kết hôn đi

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

chụp ảnh cưới đẹp tại Hải Phòng


album bộ ảnh cưới đẹp được chụp bởi áo cưới titanic

Khi nào thì bạn sẵn sàng đám cưới?



Mỗi câu chuyện tình yêu đều có màu sắc riêng và dù thời gian yêu nhau dài hay ngắn, bất kỳ cặp đôi nào cũng mong muốn được cùng nhau “về chung một nhà”. Có nhiều người yêu nhau suốt mấy năm thường nói rằng: “Yêu vậy đó mà chả biết đến khi nào?” Bởi chính hai người trong cuộc còn đang mơ hồ về một gia đình, một ngày tổ chức hôn lễ. Vậy khi nào thì nên cưới?



Hai bạn đã thường xuyên cùng nhau tham gia các hoạt động gia đình hơn

Nếu anh/cô ấy cứ cuối tuần hay bất kỳ lúc nào rảnh rỗi đều muốn mời bạn đến dùng bữa. Dạo gần đây anh ấy/cô ấy thường mời bạn tới bất kỳ một buổi tiệc gia đình nào thì đó chính là lúc mối quan hệ của cả hai đã trở nên nghiêm túc và có sự hậu thuẫn vững chắc của gia đình hai bên. Và đó cũng là dấu hiệu người kia đã sẵn sàng trở thành “người một nhà”.

Hãy lắng nghe con tim mình để biết lúc thích hợp làm đám cưới


Khi ở bên nhau hai bạn hoàn toàn là chính mình

Bạn có để ý rằng khi mới yêu, bạn thường thay đổi bản thân theo sở thích của người kia, bạn luôn phải thật hoàn hảo, thật lãng mạn, ngọt ngào…Có đôi khi bạn chẳng muốn đi cùng anh ấy/cô ấy vì chưa có được một bộ cánh đẹp hay đơn giản chỉ vì một vài cái mụn mới mọc nhìn thật xấu… Sau một thời gian yêu, cả hai bạn đều đã hiểu rõ đối phương và đủ yêu thương để chấp nhận cả những phần chưa hoàn hảo của nhau, khi đó dường như không còn những ngại ngùng, ngượng nghịu. Khi cả hai có thể thoải mái thể hiện chính mình trước mặt đối phương, đó là lúc bạn có thể nghĩ đến việc chuẩn bị tổ chức đám cưới.

Tuy vậy bạn chú ý rằng, giai đoạn này khá nhạy cảm, đôi khi chẳng kéo dài lâu, có khi cả hai nhầm tưởng như “hết yêu” hãy cùng nhau nắm bắt cơ hội để bước tới một cánh cửa mới, một giai đoạn mới. Hôn nhân chính là nơi tình yêu thăng hoa!
Sẵn sàng tài chính để tổ chức đám cưới

Nếu dạo gần đây, anh ấy/cô ấy bỗng nhiên nói cho bạn nghe về số tiền mà họ tiết kiệm được trong những năm qua gọi là ”để dành cho em”,  hay hai bạn thường xuyên có những buổi trò chuyện bất tận về chuyện sẽ dùng chung mộ số tiền như thế nào…bạn có biết đó chính là lúc hai bạn nên dọn về ở chung trong một mái ấm thực thụ.

Hãy lên kế hoạch tổ chức lễ cưới khi hai bạn nói chuyện về vấn đề này!


Anh ấy nói chuyện về hôn nhân một cách nghiêm túc hơn

Thật thú vị khi hầu hết mọi người đều phải tủm tỉm cười về kỷ niệm khi mà lần đầu tiên chàng/nàng bóng gió nói về việc chuẩn bị đám cưới hay kể về lễ cưới của một người bạn với vẻ trầm tư và nghiêm túc mà đối phương lại ngơ ngác chưa hiểu ý. Bạn có biết anh ấy đang ngầm dò hỏi ý kiến của bạn về việc sẽ lấy nhau. Nếu bạn cười đùa cho qua, có thể rất lâu sau người ấy mới lại “bóng gió” lần nữa. Còn nếu bạn cũng có ý tiến tới hôn nhân, có vẻ như một lễ cưới không sớm thì muộn sẽ được tiến hành thôi.

Nghiêm túc với chuyện đám cưới


Khi cả hai cùng cảm thấy cần có một gia đình

Dù có rất nhiều bạn trẻ nghĩ rằng mình có thể sống độc thân cả đời, yêu cả đời nhưng thực tế, khi đến một thời điểm nào đó trên con đường tình yêu cả bạn và anh ấy cùng nhận ra rằng cần có một gia đình, một nơi chốn. Nếu cả hai cùng đồng điệu về cảm xúc này, đừng bỏ qua nó nhé!

Đừng vì chưa có tiền lo cưới, đừng vì chưa có nhà, chưa có công việc ổn định…mà bỏ lỡ thời điểm quan trọng nhất để tiến tới hôn nhân này, đó cũng sẽ là lúc bạn hiểu được ý nghĩa của từ “mãi mãi”.

Xem thêm: Chụp ảnh cưới đẹp, trọn gói

10 điều kiêng kị trong ngày đám cưới

1. Kiêng kỵ đám cưới khi nhà đang có tang:

Phải chờ đến khi hết tang mới được tổ chức, thông thường con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu để tang ông bà 1 năm. Vì đám cưới là việc hỷ, là sự kiện trọng đại nên phải hoãn lại đồng thời để tránh những điều bất lợi, kém may mắn cho đôi vợ chồng mới. Việc cưới chạy tang cũng có thể thực hiện nhưng nó sẽ làm cho đám cưới của bạn mất đi niềm vui trọn vẹn.

Việc cưới chạy tang cũng có thể thực hiện nhưng nó sẽ làm cho đám cưới của bạn mất đi niềm vui trọn vẹn.

2. Kiêng kỵ cưới vào giờ, ngày, tháng, năm xấu

Đây có lẽ là điều kiêng kỵ đầu tiên, quan trọng nhất vì đám cưới là sự kiện hết sức quan trọng trong cuộc đời mỗi con người nên trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn cần phải xem kỹ về giờ, ngày, tháng, năm sao cho tốt và hợp tuổi của cả hai vợ chồng để sau này gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, ăn ra, làm nên nhé. Ngày giờ ăn hỏi, rước dâu, làm lễ đều phải đẹp. Đặc biệt, kiêng kỵ cưới vào năm kim lâu của cô dâu để tránh những rủi ro trong quan hệ vợ chồng như hôn nhân tan vỡ, con cái hiếm muộn, khó nuôi,….

3. Kiêng kỵ mẹ cô dâu tham gia rước dâu
Trong đoàn rước dâu mẹ cô dâu không được xuất hiện vì quan niệm sợ cô dâu bịn rịn đòi bỏ về nhà theo mẹ đẻ đồng thời sợ con dâu và mẹ đẻ tạo nên thế lực mạnh lấn át mẹ chồng.

4. Kiêng kỵ cô dâu ngoảnh đầu lại phía sau khi rước dâu

Mà lúc ấy, cô dâu chỉ được nhìn về phía trước mà thôi, tuyệt đối không được quay đầu lại nhà cha mẹ mình vì người ta quan niệm rằng làm như thế sẽ khiến sau này cô dâu không chăm sóc công việc nhà chồng chu đáo.

5. Kiêng kỵ sự đổ vỡ trong đám cưới

Trong đám cưới, vì là ngày vui của 2 họ và có rất đông quan khách nên chuyện đổ vỡ cũng khó tránh khỏi tuy nhiên bạn cần chú ý nhé vì người ta kiêng kỵ nhất là việc vỡ gương, vỡ cốc hay gãy đũa. Chuyện đổ vỡ là điềm báo cho cuộc sống hôn nhân sẽ không suôn sẻ, dễ chia ly… Nếu trong đám cưới mà xảy ra những chuyện như vậy thì người ta rất lo sợ, thậm chí còn phải làm lễ giải hạn nữa đấy, do đó có kiêng có lành, bạn nên nhắc nhở mọi người phòng tránh nhé.

6. Kiêng kỵ cô dâu xuất hiện trước khi chú rể vào đón

Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa.
Theo đúng phong tục, vào ngày nhà trai đến đón dâu, cô dâu phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và tuyệt đối không được cho phép họ hàng nhà trai thấy mặt trước khi chú rể vào đón, tặng hoa cưới và dẫn cô dâu ra ngoài chào họ hàng vì người ta quan niệm làm như thế sẽ bị mất duyên.

7. Kiêng kỵ mẹ chú rể đứng trước cửa đón dâu

Điều kiêng kỵ này nhằm tránh đi những xung khắc mẹ chồng nàng dâu sau này đấy. Đến khi con dâu làm lễ gia tiên nhà chồng thì mẹ chồng mới được xuất hiện.

8. Kiêng kỵ cô dâu mang bầu đi vào cửa chính

Cô dâu đang mang bầu khi về nhà chồng không được đi vào từ cửa chính mà phải đi từ cửa sau hoặc mọt bên nhà. Ông bà ta quan niệm nếu để cô dâu mang bầu đi cửa trước sẽ làm ăn không nên, vì thế cô dâu mang bầu phải đi cửa sau vào nhà.

9. Kiêng kỵ những người “vía nặng” không được vào phòng tân hôn

Phòng tân hôn là nơi quan trọng để hai vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới, chính vì vậy, người ta kiêng kỵ những người sau không được vào phòng tân hôn bao gồm: Phụ nữ góa chồng, người có thai, người có hôn nhân tan vỡ, người hiếm muộn con cái, người có tang… để tránh những điều bất lợi, không may cho đôi vợ chồng mới.

10. Kiêng kỵ một số đồ vật không được có trong phòng tân hôn

Bao gồm đồ vật đi hỏng, rượu vang, thực vật có gai (xương rồng), búp bê trang trí, vật dụng cũ, vật kỷ niệm của người cũ, hình ảnh của người khác, các loại vũ khí, vật sắc nhọn,… vì nó ảnh hưởng đến hòa khí của hai vợ chồng, xét theo phong thủy thì nó tạo khí âm, không tốt cho việc khởi đầu một cuộc sống mới đâu, bạn cần chú ý nhé.

Xem thêm: chụp ảnh cưới đẹp, trọn gói

Phong tục, lễ cưới hỏi của ba miền ở Việt Nam

Mỗi quốc gia, vùng miền đều có những quan niệm và phong tục tập quán khác nhau về đám cưới. Nếu đám cưới ở phương Tây rất đơn giản và thường chú ý nhiều tới các vật lễ như bánh cưới, hoa cưới, váy cưới... thì phong tục cưới ở Việt Nam lại là một chuỗi những nghi lễ và để có một đám cưới đúng nghĩa thì phải mất thời gian 2-3 tháng.

Cũng phải trải qua rất nhiều nghi thức nhưng nghi thức cưới ở miền Bắc lại khác với phong tục của người miền Nam. Qua đó có thể thấy văn hóa của dân tộc ta rất đa dạng và phong phú.

Ngày xưa người Việt gọi lễ cưới là hôn lễ. Nó được coi là một trong ba sự kiện lớn nhất của đời người. Phong tục cưới của người Việt xưa bao gồm 6 lễ chính là: lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp tệ, lễ thỉnh kỳ, lễ thân nghinh. Theo thời gian, ảnh hưởng văn hóa, truyền thống và tôn giáo của từng vùng miền mà ngày nay lễ cưới đã bị phân hóa và có sự khác biệt rõ rệt, tuy nhiên những thay đổi đó vẫn giữ nguyên trên nền tảng cơ bản của tập tục xưa.

Đám cưới ở miền Bắc



Người miền Bắc làm bất cứ việc gì cũng rất nguyên tắc, khắt khe, đám cưới cũng vậy, là lễ trọng đại của đời người nên càng phải nghiêm túc, đầy đủ thủ tục và quy trình. Có những nghi thức, nghi lễ khá nghiêm ngặt, cầu kỳ không thể bỏ qua. Đám cưới truyền thống ở miền Bắc gồm có 3 lễ: lễ chạm ngõ (dạm ngõ), lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Lễ chạm ngõ là thủ tục cần thiết để hai bên gia đình trai gái gặp gỡ và thưa chuyện với nhau.

Sau lễ chạm ngõ, đôi bên sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành lễ ăn hỏi. Trong lễ hỏi của người Bắc ngoài trầu cau thì hai lễ vật nữa không thể thiếu đó là hồng và cốm. Những lễ vật còn lại tùy vào điều kiện và sự lựa chọn của gia đình nhà trai.

Và cách lễ ăn hỏi khoảng 10 ngày thì lễ cưới chính thức được diễn ra. Ngày giờ đã được định sẵn, chú rể cùng bố và đoàn rước dâu sẽ đến nhà gái để làm lễ gia tiên và đón cô dâu về nhà chồng.

Đám cưới miền bắc



Đám cưới ở miền Trung



Người miền Trung cần cù, chịu khó và sống tiết kiệm, đơn giản vì vậy đám cưới ở miền Trung cũng đơn giản hơn, tuy nhiên vẫn đảm bảo đủ 3 lễ nghi cơ bản.

Lễ chạm ngõ và lễ hỏi được miền Trung đơn giản hóa, không tổ chức rình ran, đó được xem như là một buổi gặp gỡ thân tình giữa hai bên thông gia để bàn bạc kế hoạch cho ngày cưới.

Lễ cưới của người miền Trung bao gồm các tục: xin giờ, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Một điểm khác biệt lớn nhất đó là người miền Trung không thách cưới. Trong phòng tân hôn phải có: một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Việc ăn muối, gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm.

Đám cưới miền trung


Đám cưới ở miền Nam



Mặc dù vẫn giữ nét văn hóa cơ bản của đám cưới Việt nhưng vì người miền Nam nổi tiếng dễ tính, phóng khoáng nên  họ có thể bỏ qua một số nghi lễ trong đám cưới nếu điều kiện không cho phép. Theo đó, lễ ăn hỏi và lễ cưới có thể gộp thành một nếu hai gia đình ở cách xa nhau.

Đám cưới ở miền Nam thường diễn ra trong 3 ngày, ngày nhóm họ, ngày lễ chính và ngày giật rạp. Tất cả các lễ nghi trong đám cới miền Nam đều được thực hiện trước bàn thờ gia tiên. Lễ vật nhà trai mang sang nhà gái ngoài trầu cau, măm rượu thì cặp đèn lớn là thứ không thể thiếu. Bởi trong đám cưới có một nghi lễ vô cùng quan trọng và thiêng liêng đó là lễ lên đèn, đó là một lời tuyên bố chính thức, một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời.

Sau lễ lên đèn, nhà trai sẽ tiến hành trao nữ trang, vật thách cưới và xin phép rước cô dâu về nhà chồng.

Dù phong tục cưới của người Việt ở mỗi vùng miền là khác nhau nhưng ý nghĩa của đám cưới vẫn không bao giờ thay đổi, đó là sự gắn kết bền chặt của đôi trai gái, bắt đầu một cuộc sống mới. Và tất cả nghi lễ trong đám cưới cũng chỉ hướng tới một mục đích chung là lời cầu chúc cho một gia đình hạnh phúc, con cháu đầy đàn, tiền tài vững chắc.

Đám cưới miền nam


Xem thêm: Chụp ảnh cưới đẹp, trọn gói

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

ALBUM ẢNH CƯỚI ĐẸP










Bộ sưu tập album những hình cưới đẹp tại Hải Phòng

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

11 Công việc cần làm trước khi đám cưới

Các cặp đôi thường sẽ gặp những trở ngại trong việc chuẩn bị cho đám cưới, hãy tham khảo 11 việc cần làm dưới đây để giúp ngày trọng đại của hai bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Lễ cưới là sự kiện quan trọng bậc nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách vun vén để ngày vui của mình trọn vẹn và ý nghĩa. Nếu ý tưởng chuẩn bị cho đám cưới đối với hai bạn vẫn còn khá mơ hồ, hãy cùng Marry tham khảo 11 công việc cần thiết sau và bắt tay thực hiện chúng dần dần ngay từ hôm nay.

1. Lập kế hoạch:

Lên kế hoạch luôn cần thiết và là bước đầu tiên cần làm đối với bất cứ việc gì. Chuẩn bị tổ chức tiệc cưới lại càng cần phải có kế hoạch rõ ràng, cụ thể:

Tổ chức đám cưới ở đâu?

Dự kiến bao nhiêu khách mời?

Trang phục ngày cưới là gì?

Mâm cỗ đám cưới gồm những gì?

Tự trang trí đám cưới hay thuê dịch vụ trang trí đám cưới?

Cuối cùng, hãy xác định ngân sách cần phải có cho kế hoạch cưới, bao gồm ngân sách cố định và ngân sách dự phòng (chi phí phát sinh).

chuẩn bị cho đám cưới
Kế hoạch chi tiết chuẩn bị cho đám cưới


2. Chọn ngày cưới:

Trong văn hóa Á Đông, việc xem tuổi, chọn ngày làm lễ cưới rất quan trọng và thường được quyết định bởi bố mẹ hai bên gia đình. Chính vì thế, các cặp đôi nên hỏi ý kiến bố mẹ sớm để chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn.

Bên cạnh đó, hai bạn cũng nên chủ động chọn ngày làm tiệc cưới sao cho phù hợp với thời gian biểu của cả hai, đồng thời cũng tính đến cả thời gian rảnh rỗi của phần lớn khách mời (ở thành phố thường là thứ 7, chủ nhật). Việc chọn ngày cưới sớm sẽ giúp các bạn biết được thời gian chuẩn bị cho đám cưới còn bao lâu để có kế hoạch triển khai các công việc cần làm một cách tốt nhất và kịp thời nhất.

3. Khám sức khỏe:

Sai lầm của nhiều cặp đôi là thường bỏ qua bước khám sức khỏe trước hôn nhân vì chủ quan và tin tưởng vào người bạn đời của mình. Tuy nhiên, khám sức khỏe trước hôn nhân lại là việc rất quan trọng và hết sức cần thiết, tránh những vấn đề phát sinh về sức khỏe sinh sản hay việc mắc các bệnh truyền nhiễm, nhằm giữ gia đình hạnh phúc.

Chính vì thế, dù bận rộn đến đâu, các cặp đôi vẫn nên chọn ngày để đi khám sức khỏe cùng nhau trước cưới bao gồm sức khỏe tổng quan và cả sức khỏe sinh sản.

chuẩn bị cho đám cưới
Khám sức khỏe trước hôn nhân


4. Chọn trang phục cưới:

Câu hỏi mà rất nhiều cặp đôi thường băn khoăn là nên may hay thuê trang phục cưới. Điều này tùy thuộc vào thời gian chuẩn bị đám cưới và ngân sách cưới, cũng như sở thích của hai bạn.

Nếu may trang phục cưới: Các cặp đôi cần chuẩn bị trước 2 đến 3 tháng đi đo, may và kiểm tra xem đã chuẩn chưa.

Nếu thuê trang phục cưới: Thông thường bạn nên đặt trước 1 tháng trước ngày cưới nhằm đảm bảo lựa chọn được trang phục đẹp, ưng ý nhất.

5. Thư giãn, bảo vệ sức khỏe:

Hẳn sau khi chọn được trang phục ưng ý hai bạn sẽ hào hứng muốn chụp ảnh cưới ngay. Tuy nhiên, một lời khuyên nhỏ Marry muốn gửi đến cả cô dâu lẫn chú rể là hãy dành thời gian cho chính bản thân mình nữa.
Dù những việc cần chuẩn bị trước đám cưới nhiều đến mấy, bạn vẫn nên ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và “tút” lại vẻ ngoài để luôn tươi tắn rạng rỡ trong ngày vui.

6. Chụp ảnh cưới:

Công đoạn chụp ảnh cưới, bao gồm:

Quyết định nên thuê studio hay tự chụp

Lựa chọn các địa điểm chụp ảnh cưới

Xác định phần ngân sách dành cho chi phí chụp ảnh cưới

Xác định thời gian chụp ảnh cưới

7. Chọn nhẫn cưới:

Nhẫn cưới sẽ gắn bó với bạn suốt chặng đường hôn nhân, vì vậy chuẩn bị chu đáo để mua nhẫn là việc làm quan trọng, không thể bỏ qua. Cô dâu chú rể nên dành thời gian 2 – 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn. Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên mà có thể phải đặt làm theo số đo riêng.

 Những mẫu nhẫn đặt thiết kế riêng cho mình có thể mất cả tháng, nên việc mua sớm sẽ giúp bạn không bị thúc ép vì ngày cưới đang tới gần.

chuẩn bị cho đám cưới
Chọn nhẫn cưới phù hợp


8. Lên danh sách khách mời:

Đối với những cặp đôi muốn đặt tiệc cưới ở những nhà hàng lớn, có thể họ sẽ yêu cầu bạn phải đặt trước 3 tháng, 6 tháng, có khi cả năm. Vì thế, việc lên danh sách khách mời sẽ phải được tiến hành từ khá sớm. Hai bạn hãy cùng nhau liệt kê danh sách khách mời, sau đó trao đổi chi tiết với bố mẹ để có được danh sách khách mời cuối cùng, bao gồm cả nhóm khách mời phát sinh để không bị sót.
Đây quả là một bài toán không đơn giản nhưng chỉ cần bạn bỏ chút thời gian, đầu tư thêm chút công sức trong khâu chuẩn bị thì mọi thứ sẽ đơn giản hơn cho bạn để tận hưởng một đám cưới hoàn hảo mà không để nỗi phiền về mâm thừa, cỗ thiếu, về chi phí làm ảnh hưởng đến chuyện tận hưởng hạnh phúc trăm năm của bạn.

9. Đặt tiệc cưới:

Việc lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới các cặp đôi cần hỏi ý kiến bố mẹ về địa chỉ. Hoặc tham khảo thêm ý kiến của bố mẹ, những người lớn trong gia đình về nghi thức cưới,  mâm tiệc cưới… nhằm có được ngày tiệc cưới ấn tượng. Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều nhà hàng tiệc cưới mang đến nhiều lựa chọn hơn về địa điểm tổ chức ngày trọng đại cho các cô dâu chú rể tương lai.

Việc cân nhắc đặt tiệc cưới ở đâu tuy chỉ là một trong rất nhiều yếu tố cần chuẩn bị trước ngày cưới nhưng lại là điểm then chốt cần được các cặp đôi đầu tư nhiều thời gian. Một sự lựa chọn đúng sẽ mang đến cho bạn một thực đơn chất lượng, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, không gian đẹp và trên hết là sự hài lòng cho các vị khách mời.

10. Lên kế hoạch trăng mật:

Nếu như đám cưới là giây phút trọng đại trong cuộc đời mỗi người để tuyên bố với tất cả thế giới rằng hai bạn đã thực sự là của nhau thì tuần trăng mật lại là cột mốc đánh dấu những tháng ngày đầu tiên trong đời sống vợ chồng. Nhiều người quan niệm, tuần trăng mật ngọt ngào, mặn nồng sẽ đưa đến một đời sống vợ chồng hạnh phúc, viên mãn.

Chính vì thế, việc lập kế hoạch để có một tuần trăng mật lãng mạn, hạnh phúc là vô cùng quan trọng. Các bạn cần lên danh sách mình có thể chi cho kỳ nghỉ tuần trăng mật này. Sau đó, các bạn lên kế hoạch xem mình đi đâu, ở đâu, đi bằng gì.

Công việc này các bạn nên chuẩn bị trước 3 đến 4 tháng nhằm săn vé du lịch giá rẻ hay đặt chỗ trước nhằm tránh hết chỗ. Càng chi tiết và làm sớm bao nhiêu bạn sẽ càng có nhiều ý tưởng và tiết kiệm chi phí  bấy nhiêu.



11. Đăng ký kết hôn:

Sau khi hoàn tất các khâu chuẩn bị, đừng quên một việc quan trọng nữa là thủ tục đăng ký kết hôn. Với việc ký vào giấy đăng ký, các cặp đôi sẽ được luật pháp bảo hộ, chứng nhận là vợ chồng.

Tin tưởng các cô dâu chú rể đã biết đám cưới cần chuẩn bị những gì rồi, cùng bắt tay chuẩn bị cho đám cưới trong mơ của hai bạn ngay thôi nào!

xem thêm: album cưới đẹp

4 Bước chuẩn bị cho đám cưới hoàn hảo

ĐÁM CƯỚI, NÊN CHUẨN BỊ TỪ ĐÂU

Khi đã chọn được ngày lành tháng tốt, các cặp đôi sẽ háo hức để chuẩn cho đám cưới trong mơ của mình, nhưng hầu hết các cô dâu chú rể tương lai đều luống cuống vì không biết bắt đầu từ đâu. Thế nên, mình sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm để giúp các cặp đôi có được một đám cưới suôn sẻ như mong đợi

1. Lên ngân sách

Ngân sách là điều đầu tiên và quan trọng nhất để tiến hành một đám cưới. Bạn phải xác định rõ ràng mình có chi phí bao nhiêu cho đám cưới. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị giấy bút để liệt kê các hạn mục mình cần chi trong từng thời điểm . Các hạn mục sơ bộ cần chi :
- Chụp hình pre-wedding, chụp hình, quay phim trong đám cưới.
- Trang phục cô dâu chú rể, make up, hoa cưới ( trường hợp bạn không chọn dịch vụ trọn gói của studio )
- Nhẫn cưới, vàng cưới
- Thiệp cưới
- Chi phí xe cộ ( xe rước dâu, xe chở 2 họ )
- Mâm quả, trang phục dâu phụ rể phụ
- Chi phí nhà hàng- Chi phí trang trí ( trang trí nhà, trang trí tại nhà hàng...)

Lưu ý : Đừng chi quá '' hào phóng'', vì giữa chi phí ước tính và chi phí thực tế có thể sẽ chênh lệch nhau đến cả chục triệu.
Mẹo để tiết kiệm chi phí :

- Nên chọn dịch vụ trọn gói tại studio để vừa tiết kiệm chi phí và bạn vừa mất thời gian trong việc tự lo trang phục cô dâu, make up, hoa cưới, chụp ảnh trong ngày cưới...

- Chịu khó '' săn lùng'' các website cưới hay các hội chợ cưới để tìm những gói khuyến mãi cho các dịch vụ cưới như chụp hình, thiệp cưới, mâm quả, trang phục phụ dâu, trang trí cưới....

- Làm việc rõ ràng với nhà hàng các hạn mục họ sẽ hỗ trợ để tránh bị tính thêm những chi phí không đáng Vd : Khánh tiết, tiết mục múa mở màn, trang trí hoa tươi trên bàn, phát thêm video clip trong tiệc cưới....

2. Khảo sát thực tế

Đây là bước tốn thời gian nhất, bởi lẽ phải khảo sát và chọn lựa nhiều bạn mới tìm ra được cái tốt nhất cho đám cưới của mình.

Về các dịch vụ cưới :- Nên tìm hiểu trước trên website cưới, diễn đàn, facebook giá cả và chất lượng của từng dịch vụ cưới. Lên danh sách gồm tất cả các nhà cung cấp cần khảo sát

- Tranh thủ sau giờ làm, cô dâu và chú rể tương lai nên đến trực tiếp để tham khảo nhận sự tư vấn từ những ''chuyên gia '' mình đã chọn

Về các phong tục cưới :
- Tìm hiểu trước trên internet những phong tục truyền thống về các nghi thức cưới- Hỏi thêm ý kiến bạn bè có kinh nghiệm về các nghi thức này
- Bước cuối cùng và quan trọng nhất là hỏi ý kiến ba mẹ 2 bên để thống nhất nghi thức chung cho cả 2 bên



3. Sắp xếp thời gian

Bạn phải lên timeline và deadline cho từng hạn mục để đảm bảo công việc luôn được chuẩn bị đúng thời điểm và nằm trong sự quản lý của bạn

Vd : Đặt vé xe, vé máy bay nếu cô dâu chú rể ở xa nhau.

Sắp xếp công việc tại công ty trước và sau ngày cưới
Lên kế hoạch thời gian cho những người có liên quan ( ba mẹ 2 bên, dâu phụ rể phụ, người đại diện.....)

4. Lên danh sách khách mời và đặt nhà hàng 

Bạn phải có danh sách khách mời khi đặt nhà hàng để có thể chọn sảnh tiệc và số bàn tương đối chính xác.

Đừng bao giờ mời tất cả những người mà bạn nghĩ rằng họ sẽ tham dự tiệc cưới. Bạn nên suy nghĩ thật kỹ để có được danh sách khách mời thật '' sát'' để tránh lãng phí. Và ắt hẳn bạn cũng sẽ không vui nếu tiệc cưới diễn ra với số lượng bàn dư quá nhiều.

xem thêm: album ảnh cưới và phong cách chụp ảnh cưới

8 bí quyết để có bộ ảnh cưới đẹp

Album cưới là bộ ảnh ghi dấu thời điểm quan trọng, ý nghĩa và duy nhất trong cuộc đời bạn. Vậy nên hãy chuẩn bị, lựa chọn thật kỹ và ghi nhớ 8 bí quyết dưới đây để có bộ album ảnh cưới đẹp và không tiếc nuối sau này nhé.

1, Lựa chọn dịch vụ, studio chụp ảnh cưới có kinh nghiệm, thẩm mỹ và phù hợp.

Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự hài lòng của bạn đối với album cưới của mình. Hãy chọn studio có phong cách hợp với ý mình, hoặc studio có kinh nghiệm trong chụp ảnh cưới, họ sẽ giúp bạn có một album ảnh cưới thật tuyệt vời.

Không quên sử dụng các yếu tố đi kèm như: trang phục, stylist, make up, hoa cưới,... những điều này cũng góp phần không nhỏ tạo nên một bộ ảnh đẹp. Vì thế, hãy cân nhắc tất cả các yếu tố một cách tổng quát và quyết định thật sáng suốt.

chụp ảnh cưới đẹp



2, Chọn phong cách cho album của mình:

Cách tự nhiên và ý nghĩa nhất là đưa sở thích, tính cách, hoặc đặc thù ngành nghề công việc của bạn vào album cưới. Nếu bạn ít nói, điềm tĩnh, hãy chọn album mang phong cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Nếu bạn năng động và thích đùa giỡn, cá tính thì hãy thể hiện sự vui nhộn tự nhiên và nghịch ngợm vào những shot hình. Nếu bạn trầm tính, thuộc dạng nghiêm túc, ít đùa giỡn, hãy chọn phong cách sang trọng, kiêu sa. Nếu bạn là người thích phá cách và thể hiện cá tính riêng, đừng ngại ngần thêm chút “điên rất riêng” vào bộ ảnh của mình. Đừng dập khuôn hoặc bắt chước phong cách của người khác nếu bạn không phù hợp.

chụp ảnh cưới đẹp


3, Cười một cách tự nhiên và tươi tắn xuyên suốt trong các shot hình:

 Không nhất thiết bạn phải cười “toe toét” trong tất cả các bức hình để có một bộ ảnh cưới đúng nghĩa. Một sắc thái tươi tắn, một đôi mắt long lanh biết cười hay những hành động vui nhộn cũng góp phần tạo nên sắc thái tích cực. Ngoài ra, hãy dành khoảng thời gian 1-2 phút giữa những shot hình để thả lỏng & tập thể dục cho cơ mặt để lấy lại nụ cười tự nhiên nhất.

chụp ảnh cưới đẹp


4, Biểu hiện thật tự nhiên khi chụp ảnh:

 Đây là nguyện vọng của tất cả các cặp đôi. Thật ra điều này chịu sự chi phối lớn của tâm lý. Bạn hãy cố gắng thực hiện 3 nguyên tắc sau trong suốt quá trình chụp ảnh:

-Loại bỏ yếu tố chi phối bên ngoài: nếu cần thiết hãy tắt di động để đảm bảo không có những sự việc, câu chuyện làm ảnh hưởng tâm lý lúc chụp ảnh cưới.

-Giao lưu giữa cô dâu và chú rể: tạo cảm giác thoải mái và động viên nhau bằng những câu chuyện vui. Tuyệt đối không bàn về những vấn đề gây tranh cãi trong buổi chụp.

-Giao lưu với ekip: hãy cùng “làm thân” với photographer/ekip của bạn từ sớm để cảm thấy cởi mở và thoải mái trong quá trình làm việc với nhau



 5,  Làm sao để tay chân bớt lóng ngóng thừa thãi.

 “Tương tác” là từ khóa để khắc phục sự lo lắng này. Đặt tay bạn tựa hoặc chạm vào một điểm nào đó trên người của đối phương để có cảm giác liên kết và tránh được trạng thái “chống tay”

chụp ảnh cưới đẹp
Tay chân cũng phải để một cách thật tự nhiên


6,  Chọn trang phục cưới thế nào để lên hình đẹp? 

 Cần chọn trang phục phù hợp dáng người, phong cách và khung cảnh chụp để đạt được hiệu quả tối đa. Trong một số trường hợp đặc biệt, cô dâu chú rể cũng có thể chọn trang phục theo phong cách đối lập với khung cảnh để đạt hiệu ứng lạ, đặc biệt.

chụp ảnh cưới đẹp
Chọn trang phục sao cho phù hợp


7,  Hoa cưới có cần thiết khi chụp ảnh?

 Hoa cầm tay cô dâu tạo chút điểm nhấn & khiến cô dâu trở nên lung linh hơn. Hãy chọn hoa cưới với màu sắc & kiểu dáng phù hợp phong cách, cá tính của mình để tôn thêm nét riêng của bạn.

chụp ảnh cưới đẹp
Hoa cưới là phụ kiện không thể thiếu


8, Cần chuẩn bị những phụ kiện gì để chụp ảnh cưới?

 Phần phụ kiện cần và không cần trong những trường hợp khác nhau. Hãy cân nhắc và nhờ tư vấn để chọn lọc những phụ kiện phù hợp khung cảnh chụp & phong cách của bạn. Việc sử dụng phụ kiện một cách gượng ép và không có chủ đích chỉ khiến bộ ảnh trở nên vụn vặt, kém sang trọng và sáo rỗng.

Phụ kiện cần được sử dụng hợp lý để bức ảnh giữ được nét thanh lịch, dễ thương.

Chọn những vật có kỷ niệm làm đạo cụ khiến những bức ảnh của bạn có ý nghĩa hơn.

chụp ảnh cưới tại hải phòng


Ngoài những thắc mắc trên, việc trao đổi kỹ & rõ ràng với êkip thực hiện là vô cùng cần thiết để mọi người đều hiểu ý nhau nhờ đó buổi chụp hình của bạn sẽ trở nên thuận lợi, thoải mái & dễ dàng. Hãy để buổi chụp ảnh tạo ra cho bạn không chỉ những shot hình đẹp mà còn là một kỷ niệm đẹp nữa!

xem thêm: Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp tại Hải Phòng

Thủ tục cưới hỏi: Qui trình tổ chức một đám cưới ở miền Bắc

Đám cưới là việc trọng đại của cả đời nên thủ tục cưới hỏi theo phong tục Bắc hay Nam không chỉ được xem ngày kỹ lưỡng mà việc chuẩn bị và tiến hành cũng có những quy định khá nghiêm ngặt và mang tính truyền thống đã được duy trì từ lâu đời nay.

Theo thời gian, sự tiến bộ của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của các thủ tục cưới hỏi. Tuy vậy, ở miền Bắc, dù thay đổi nhưng vẫn giữ 3 lễ cơ bản: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ đón dâu (lễ cưới).

chụp ảnh cưới đẹp


Lễ Dạm ngõ (chạm ngõ) ở miền Bắc

Lễ dạm ngõ là nghi lễ khởi đầu cho một loạt các nghi thức hôn nhân sau đó nên đây là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua trong các đám cưới truyền thống của người miền Bắc.

Vì vậy, trước khi làm lễ chạm ngõ, nhà trai cũng phải chọn ngày lành đến gặp gia đình nhà gái để "người lớn nói chuyện".

Đây là lễ gặp mặt đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai, nhà gái và được xem là thủ tục cần thiết để “người lớn” thưa chuyện với nhau. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn.

Thành phần tham dự trong ngày lễ dạm ngõ chỉ trong nội bộ gia đình 2 họ: cô dâu, chú rể, bố mẹ và anh chị em ruột của cô dâu chú rể.

Việc đón tiếp nhà trai cũng đơn giản và thân thiện. Nhà gái chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… mời khách. Sau khi nhà trai trao lễ, nhà gái mang lên bàn thờ gia tiên thắp hương. Hai nhà nói chuyện để bàn chuyện xem ngày, chọn ngày và các thủ tục khác cho lễ ăn hỏi và lễ cưới.

Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như đã chính thức lấy chồng.

Lễ ăn hỏi ở miền Bắc:

Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.

Trong lễ ăn hỏi, những thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài đều được làm luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Khi bố của chú rể và bố của cô dâu giới thiệu những người tham dự xong, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu.

Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi (mâm lễ) của nhà trai.

Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là số chẵn. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu theo thứ tự: Trầu cau, chè thuốc, bánh nướng, bánh dẻo, bánh xu xê, bánh gato, nước ngọt, bia, hoa quả, có thể có lợn quay. Bắt buộc phải có xôi gà nếu như xin dâu luôn trong ngày ăn hỏi.

thủ tục cưới hỏi
lễ ăn hỏi


Đồ lễ ăn hỏi được nhà gái lấy một ít và trầu cau mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Ngoài ra, nhà gái giữ lại thường là 2 phần và đưa trả lại nhà trai 1 phần. Đồ lễ nhà gái giữ lại được dùng để mời cưới.

Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Thời gian ăn hỏi và lễ cưới cách nhau 3 ngày, 1 tuần, hay lâu hơn tùy vào việc lựa chọn ngày đẹp của hai bên gia đình.

Lễ cưới ở miền Bắc:

thủ tục cưới hỏi miền bắc
thủ tục cưới hỏi miền bắc


Nếu hai gia đình không tổ chức tiệc chung tại khách sạn thì việc mời khách tới ăn uống, chúc mừng gia đình hai bên cô dâu chú rể thường diễn ra một ngày trước lễ cưới. Tiệc tại 2 bên gia đình thường là tiệc mặn. Nhiều nơi ở miền Bắc, chú rể phải có mặt trong ngày nhà gái mời khách.

Một số gia đình, theo quan niệm và cẩn thận, tùy theo tuổi cô dâu tổ chức đón dâu 2 lần. Vào ngày ăn hỏi, có thêm thủ tục xin dâu, cô dâu về nhà trai và ở lại tới sáng sớm hôm sau thì tự ra về, không để ai biết và không ai nói gì. Như vậy là coi như đã qua một lần xuất giá.

Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ cùng bố và đại diện nhà trai tới nhà gái, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà. Cô dâu sẽ được trang điểm, mặc váy cưới và chú rể mặc vest. Nhà trai và nhà gái giới thiệu thành phần tham dự, rồi nhà trai trao trầu xin dâu cho nhà gái, xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái.

Sau cùng nhà trai xin phép được đưa cô dâu mới về nhà chồng. Đại diện nhà gái cũng phát biểu đồng ý cho nhà trai đón cô dâu. Khi cô dâu về nhà chồng, lễ gia tiên cũng được thực hiện ở nhà trai.

Nhà trai dẫn dâu về
Nhà trai dẫn dâu về


Sau đó, lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà trai với các bài phát biểu của hai bên đại diện gia đình, trao quà và tiệc mặn hoặc  ngọt cùng các chương trình biểu diễn văn nghệ góp vui.

Ngoài ra, sau lễ cưới, cô dâu chú rể phải thực hiện lễ lại mặt. Thời gian đôi vợ chồng mới cưới về lại mặt nhà gái thường là ngay sau ngày cưới. Tuy nhiên, thời gian này còn tùy thuộc vào điều kiện công việc của cô dâu chú rể và khoảng cách địa lý giữa hai nhà.

Thông thường, cô dâu chú rể về nhà ngoại tiến hành nghi lễ này vào buổi sáng. Đồ lễ gia đình nhà trai chuẩn bị là gà trống và gạo nếp hoặc đơn giản hơn là bánh kẹo, rượu thuốc để đôi vợ chồng trẻ mang về nhà ngoại. Và cô dâu chú rể sẽ ở lại ăn cơm cùng bố mẹ vợ.

Lễ lại mặt:

Lễ lại mặt vẫn là một trong lễ quan trọng thể hiện ý nghĩa như lời nhắc nhở đôi vợ chồng mới cưới về chữ hiếu không chỉ với nhà chồng mà còn phải quan tâm, chăm sóc, báo hiếu tới gia đình nhà vợ. Ngoài ra còn thể hiện sự chu đáo, quan tâm của gia đình nhà trai và chú rể với gia đình nhà gái, tạo sự gắn bó, thân mật giữa hai nhà.

xem thêm: các gói chụp ảnh cưới trọn gói